Thiết kế cố định trục_高精度の軸の固定

 Một người làm thiết kế nếu biết được càng nhiều cơ cấu, càng nhiều chi tiết, biết cách ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể, thì sẽ tối ưu tốt được thiết kế của mình.

Hôm nay Bắp sẽ chia sẽ về cách cố định trục và lỗ có dung sai,  thiết kế làm sao để tháo lắp nhiều lần một cách dễ dàng, giảm công lắp đặt, bảo vệ được bề mặt chi tiết.

Trong phạm vi bài này chỉ nói về hai cách cơ bản khi cố định trục với một chi tiết cố định khác, ngoài ra còn rất nhiều phương pháp khác. Với phạm vi kiến thức hạn hẹp, rất mong sẽ đem lại sự hữu ích cho mọi người

Lắp ghép với độ chính xác cao 高精度はめあい

Sơ đồ dung sai-lắp ghép
H1_Sơ đồ dung sai-lắp ghép

Sự kết hợp của các lỗ và trục có độ chính xác cao,  như dung sai lỗ H7 / dung sai trục g6, tạo ra sự ăn khớp trơn tru mà hầu như không có sự rung lắc. Do đó, ta sẽ rất khó lắp trục vào lỗ nếu như có vật lạ lọt vào, trục và bề mặt bên trong của lỗ bị xước hoặc lỗ hoặc trục bị cong vênh. 

*Đây là mối lắp trung gian nên khi lắp chỉ cần dùng tay đẩy vào chứ không cần phải sử dụng áp lực ép vào 圧入 như khi lắp chặt, vì điều đó nên chỉ cần có dị vật nhỏ dính vào trục hay lỗ, hoặc là trục hay lỗ bị xước một chút xíu thôi là cũng rất khó lắp*

穴公差H7/軸公差g6といった高精度な穴と軸の組合わせは、ガタをほとんど感じないスムーズなはめあいです。そのため微細な異物が入り込んだり、軸と穴の内面にきずが入ったり、穴や軸に反りがあると挿入しにくくなります。

Cố định trục có độ chính xác cao高精度の軸の固定

Như đã đề cập ở trên, khi cố định trục, việc siết chặt bằng vít sẽ làm xước bề mặt của trục và làm cho trục không thể tháo ra được. Nếu bạn kéo nó ra một cách cưỡng bức, sẽ có nguy cơ gấp đôi là bề mặt bên trong của lỗ cũng sẽ bị xước.

Để xử lí vấn đề này, người ta đã gia công tránh ở chỗ tiếp xúc giữa trục và vít cố định. Độ sâu khe hở 0,5 mm là đủ (H2).

 *Khi ta lắp trục vào lỗ rồi, nhưng vì một lí do nào đó ta cần phải điều chỉnh lại, lúc này phần vít cố định trục với lỗ đã làm cho bề mặt của trục bị xước, không thể kéo trục ra được nữa, nhưng nhờ có phương pháp gia công tránh ở chỗ tiếp xúc của vít chặn và trục, nên vị trí bị xước lúc này không phải là bề mặt tiếp xúc của lỗ và trục nữa, ta có thể dễ dàng kéo trục ra và điều chỉnh, điều này có thể làm giảm công lắp của công nhân xuống* Trong thời gian làm việc ở xưởng lắp rắp, Bắp nhiều lần trải nghiệm cái này, rất tốn thời gian.

前述と同じように、高精度なはめあいで軸を固定する場合、ネジで締め込むと軸表面に傷が入って抜けなくなってしまいます。無理に抜くと穴の内面にも傷が入るという二重のリスクが発生します。

その対策として、軸のネジが当たる箇所に逃げ加工を行います。逃げ深さは0.5mm精度で十分です。
Gia công tránh trục
H2_Gia công tránh

Một phương pháp khác là sử dụng một mảnh khóa. Một thanh tròn bằng đồng thau có đường kính nhỏ hơn một chút so với "đường kính chân ren" của lỗ ren và dài hơn đường kính một chút được thả vào lỗ vít và sau đó vặn chặt bằng vít. Vì đồng thau mềm nên khi ta siết vít chặn miếng đồng này sẽ biến dạng dọc theo hình dạng bề mặt của trục và trục được cố định. Phần đồng này được gọi là miếng khóa. (H3)

この他にロックピースを使う方法があります。めねじの「谷の径」よりも少し小さい直径で、直径よりも少し長めの真鍮の丸棒をネジ穴に落とし込んでからネジで締め込みます。真ちゅうは軟らかいので、軸の表面形状に沿って変形することにより軸を固定します。この真鍮部品をロックピースといいます。

Sử dụng miếng khóa
H3_Sử dụng miếng khóa
Với chỗ Bắp đang làm thì khi được khách hàng yêu cầu, khi siết vít chặn không được làm cho xước bề mặt trục thì thường hay mua miếng đồng này về để làm miếng lót giữa trục và vít chặn, nó có tên là ''セットピース''. Công dụng của nó giống như đã đề cập ở trên, ngoài ra còn tránh trầy xước các bề mặt cần bảo về như khi siết vít định vị và bề mặt của chi tiết khác. セットスクリュー、止めねじで締め付けたときの相手材のキズ付き防止の利用.
Ngoài ra khi ta cố định trục với một vài chi tiết quay khác như bánh xích bánh đai, thì có nhiều cách để cố định khác, trong phạm vi bài này sẽ không đề cập tới.

じゃね
Bắp


0 コメント